2768 lượt xem Tác giả: Ban Cố Vấn - TTƯT Phạm Hòa Lan

Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa?

Ung thư vòm họng là một trong những ung thư thường gặp nhất ở vùng đầu cổ. Đây cũng là 1 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất tại các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam. Vậy ung thư vòm họng là gì, nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện của căn bệnh này ra sao? mời các bạn cùng theo dõi bài viết của Cẩm Nang Ung Thư để có thêm kiến thức về căn bệnh quái ác này nhé!

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Nguyên nhân ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng sau đây là một số yếu tố dẫn đến ung thư vòm họng.

Sử dụng thức uống chứa cồn và hút thuốc lá:

Đây là một trong những yếu tố gây nên bệnh ung thư vòm họng. Theo một số nghiên cứu, người hút thuốc lá 30 năm có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng gấp 3 lần người bình thường, bởi trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc Benzen, hydrocarbon, asen, nicotin….gây tổn thương các tế bào.

ung-thu-vom-hong
Ngoài ra, tiêu thụ lượng cồn có trong rượu, bia trong một thời gian dài cũng làm tích tụ những chất độc hại gây cũng làm tăng yếu tố gây bệnh.

Tiêu thụ đồ ăn lên men, ướp muối

Nếu bạn tiêu thụ nhiều các loại dưa cà muối, hành muối, cá muối… những loại thức ăn này chứa nhiều nitrite và nitrate. Hai loại chất này sẽ phản ứng với protein và sản sinh ra hợp chất nitrosamine chất này sẽ làm tổn thương cấu trúc ADN của tế bào ở những vị trí thường tiếp xúc với nó trong cổ họng.

Vậy vậy, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều loại rau xanh, salad… thay vì ăn những thực phẩm được lên men sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

Yếu tố gia đình

Nếu trong gia đình của bạn có ông bà, bố mẹ hoặc anh chị đã mắc ung thư vòm họng thì nguy cơ bạn bị di truyền rất cao. Vì vậy, những người này cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng tránh và phát hiện, chữa trị bệnh kịp thời.

Quan hệ tình dục bằng miệng

Quan hệ tình dục bằng miệng không những tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng mà còn có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: sùi mào gà, HPV, lậu, giang mai…

Virus Epstein-Barr (EBV):

Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh ung thư vòm họng, bởi EBV thuộc họ virus Herpesviridae và nó đã được các nhà khoa học chứng minh liên quan đến cơ chế sinh ra căn bệnh quái ác này.

Yếu tố môi trường

Những người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại chứa nhiều hóa chất, bụi gỗ, sơn… cũng là nguyên nhân mắc bệnh ung thư vòm họng cao hơn người bình thường. Vì vậy, những người này hãy tập cho mình thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Độ tuổi và giới tính

Ung thư vòm họng có thời gian ủ bệnh lâu năm, vì vậy hiếm gặp ở người trẻ tuổi, và thường ở người trung niên và cao tuổi. Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao gấp 3 lần nữ giới, bởi thói quen uống rượu, bia và hút thuốc là tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư vòm họng

Nếu bạn đang mắc những triệu chứng sau, rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư vòm họng.

Triệu chứng ở tai

Người bệnh sẽ thấy xuất hiện một số biểu hiện như đau tai, ù tai, thường nghe tiếng ve kêu và chảy dịch ở tai. Ngoài ra, còn kèm theo các biểu hiện như: nghe kém, điếc dẫn truyền, viêm tai giữa thanh dịch do u làm tắc vòi Eustache.

Triệu chứng ở mũi

Có thể ngạt mũi một hoặc 1 bên, chảy máu cao dai dẳng, xì mũi ra máu, điều trị nội khoa nhưng không đỡ.

Nổi hạch

Một trong những biểu hiện ung thư vòm họng thường gặp nhất đó là xuất hiện những hạch nhỏ ở cổ, có thể di chuyển được, không đau. Lâu ngày những hạch này ngày một to hơn và bám chặt vào cơ và da. Những hạch này chèn ép gây khó nuốt, vướng và nuốt đau.

Khó nuốt và đau nhức vòm họng

Dù là nuốt nước bọt, cháo loãng hay các loại thức ăn khác người bệnh đều xảy ra cảm giác đau nhức do tế bào ung thư đã xuất hiện ở vòm họng, khiến quá trình tiêu thụ thức ăn trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, người bệnh thường có hiện tượng mắc nghẹn và chảy máu bởi lúc này khối u đã phát triển.

trieu-chung-ung-thu-vom-hong

Triệu chứng thần kinh

Người bệnh xuất hiện những cơ đau đầu dai dẳng, do xâm lấn các dây thần kinh, xâm lấn nền sọ khiến nhìn đôi, đau nửa mặt, lác trong, chóng mặt, mất cảm giác vùng hầu họng…

Triệu chứng mắt

Xuất hiện tình trạng mắt lồi và liệt vận nhãn khi khối u xâm lấn ổ mắt, tuy nhiên đây là tình trạng rất hiếm gặp.

Những dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu không rõ ràng, chúng giống những bệnh lý thông thường khác, nên người bệnh rất dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên thường có một điểm chung đó là thường đau chỉ một bện, các triệu chứng ngày càng nặng mặc dù sử dụng kháng sinh nhưng không thuyên giảm như các triệu chứng đau đầu dữ dội, ù tai, nghe kém có thể dẫn là đến điếc tai, ngạt mũi.

Ung thư vòm họng gồm 4 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện các dấu hiệu ung thư vòm họng như ù tai, chảy máu cam. Lúc này u còn giới hạn tại vòm họng, miệng hay hốc mũi.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện các triệu chứng tai mũi bà các khối u bắt đầu xâm lấn tới vùng hầu, xuất hiện hạch cùng bên, hạch có đường kính nhỏ hơn 6cm.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện các triệu chứng ở tai, mũi, nổi hạch với mức độ nặng hơn. Các khối u xâm lấn tới các cương và các xoang cạnh mũi, hạch cổ xuất hiện ở cả 2 bên với kích thước nhỏ hơn 6cm.
  • Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này bên nhân xuất hiện thêm các triệu chứng di căn tại phổi xương. U xâm lấn các dây thần kinh, sọ, hạ họng, hốc mắt kèm theo hạch cổ hai bên hoặc hạch cổ kích thước lớn hơn 6 cm.

Ngoài ra, người bệnh ung thư vòm họng còn có thêm các triệu chứng xuất hiện ở mắt và một số dấu hiệu thần kinh. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn mắc các triệu chứng tại cơ quan di ăn như phổi, xương…

Làm sao để phát hiện ung thư vòm họng?

Thực hiện khám lâm sàng

Soi tai mũi họng và khám hạch cổ: Phương pháp này cho phép quan sát rõ tổn thương, đánh giá vị trí, hình dạng, mức độ lan rộng của bệnh, kích thước và kết hợp sinh thiết để chẩn đoán. Ngoài ra, có thể thông qua thăm khám hạch cổ và hạch ngoại vi để phát hiện tổn thương và đánh giá giai đoạn bệnh ung thư.

Triệu chứng di căn: Các trường hợp ung thư vòm họng di căn dễ gặp nhất là di căn xương (gây gãy xương) và di căn phổi.

Thăm khám toàn trạng: Giúp chẩn đoán bệnh và xác định phác đồ điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.

Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng

Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp bác sĩ đánh giá mức độ xâm lấn tại chỗ, đánh giá thể tích.
Các xét nghiệm đánh giá di căn xa: chụp X-quang ngực, siêu âm bụng và xạ hình xương là các xét nghiệm cần thiết trong tìm kiếm di căn xa. PET/CT-scan là phương pháp hiện đại có giá trị cao trong tìm kiếm các di căn xa.

Xét nghiệm máu: Thực hiện các xét nghiệm công thức, sinh hóa máu giúp đánh trạng tình trạng toàn thân và chức năng của cơ quan nội tạng như: gan, thận…

Kham-ung-thu-vom-hong
Xét nghiệm lâm sàng ung thu vòm họng

Định liều tải lượng virus huyết thanh, kháng thể kháng EBV type IgA/antiEA và IgA/antiVCA.

Mô bệnh học: Phân loại mô bệnh học của Tổ chức y tế thế giới

  • Týp 1: ung thư biểu mô biệt hóa cao: hiếm gặp ở các vùng dịch tễ của bệnh (< 5-10%) nhưng lại hay gặp ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh thấp (chiếm 30-40% trường hợp).
  • Týp 2: ung thư biểu mô không sừng hóa: chiếm 15-20% trường hợp.
  • Týp 3: ung thư biểu mô không biệt hóa là dạng phổ biến nhất ở các vùng dịch tễ của bệnh (80-90%), có mối liên quan với EBV.

Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng

Tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh, giai đoạn và tuýp mô học mà mỗi bệnh nhân sẽ có phương phác đồ điều trị khác nhau.

Xạ trị

Đây là một trong những phương pháp thông dụng và thường gặp nhất trong quá trình điều trị bệnh ung thư vòm họng. Tùy vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều xạ trị phù hợp.

Hiện nay việc phối hợp giữa hóa – trị xạ đã góp phần giảm liều xạ nhưng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả trong quá trình điều trị. Hóa chất ở đây được coi như một yếu tố làm tăng nhạy cảm của các tế bào ung thư với xạ trị.

Hóa trị

Hóa trị được chỉ định phối hợp đồng thời với xạ trị hoặc bổ trợ sau xạ trị cho các giai đoạn muộn (III IV, T3…) và một số di căn, tái phát tại chỗ của loại ung thư.
Phẫu thuật: phẫu thuật lấy hạch cổ được chỉ định trong trường hợp, sau trị xa 2 tháng hạch còn lại.

Tùy vào giai đoạn mà bác sĩ sẽ chỉ định như sau:

  • Giai đoạn 1: Xạ trị đơn thuần
  • Giai đoạn 2: Xạ trị kết hợp hóa chất
  • Giai đoạn 3: Hóa xạ trị đồng thời
  • Giai đoạn 4: Điều trị hóa chất toàn thân

Theo dõi sau điều trị: Sau điều trị người bệnh nên duy trì khám 3 tháng khám 1 lần trong năm đầu tiên. Và 6 tháng khám 1 lần trong 3- 5 năm tiếp theo. Và 1 năm khám 1 lần từ 5 năm trở đi.

Khám đánh giá tái phát tại chỗ, di căn hạch, phát hiện các biến chứng muộn do xạ trị.

  • Nội soi tai mũi họng
  • Siêu âm vùng cổ
  • Chụp CT sọ mắt 6 tháng/lần
  • Chọc hút tế bào kim nhỏ nếu có nghi ngờ di căn hạch cổ
  • Chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng phát hiện di căn xa.

Cách phòng bệnh ung thư vòm họng

Để ngăn ngừa căn bệnh quái ác này chúng ta cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

  • Ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm chế biến đơn giản như: luộc, hấp, salad… hạn chế ăn những ăn ăn ướp muối, lên men và chứa nhiều dầu mỡ.
  • Kết hợp luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường hệ miễn dịch. Ít nhất mỗi ngày 30 phút và tập thường xuyên 5 lần/tuần.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các vắc – xin ngăn ngừa các virus HPV và EB, đặc biệt lá vắc – xin cúm.
  • Vệ sinh miệng, tai mũi họng hàng ngày.
  • Lắng nghe cơ thể, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh vẫn có khả năng chiến thắng bệnh tật. Để không mắc phải căn bệnh quái ác này thì trước tiên hãy tạo lối sống lành mạnh cho bản thân, tránh khói thuốc và thức uống có cồn.

Qua bài viết này, hy vọng đã phần nào giúp các bạn có thêm thông tin, kiến thức hữu ích về bệnh ung thư vòm họng để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 2 = 1