2732 lượt xem Tác giả: Cố Vấn - TTƯT Vũ Thị Khánh Vân

Thực đơn cho người ung thư dạ dày ở từng thời điểm cần chú ý những gì?

Thực đơn cho người ung thư dạ dày ở những thời điểm khác nhau như trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, người đang hóa-xạ trị,… đều có những lưu ý có thể hỗ trợ điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Ý nghĩa thực đơn cho người ung thư dạ dày

Người mắc bệnh ung thư dạ dày có sự liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống do đó thực đơn của họ cũng vô cùng quan trọng. 

Thực đơn cho người ung thư dạ dày có giá trị lớn hơn những người bình thường khác bởi khả năng hỗ trợ điều trị bệnh của nó sẽ cao hơn. Người bệnh cũng như người thân cần thận trọng trong việc áp dụng thực đơn hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý ăn theo ý thích của người bệnh hay theo sự hiểu biết thiếu khoa học gây ảnh hưởng lớn đến tiến trình điều trị bệnh cũng như sức khỏe của chính mình.

Những lưu ý trong thực đơn cho người ung thư dạ dày 

Thực đơn cho người ung thư dạ dày được chia thành 3 thời kỳ như sau:

thuc-don-cho-nguoi-ung-thu-da-day-1
Thực đơn cho người ung thư dạ dày cần theo chỉ dẫm của bác sĩ

Thực đơn cho người ung thư dạ dày trước phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, để nâng cao thể chất cho người bệnh và đảm đảm cho việc phẫu thuật được thuận lợi, bác sĩ khuyên người bệnh cần: Dùng những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

Ưu tiên khẩu phần ăn nhiều rau xanh có mà đậm được chế biến đơn giản như luộc hoặc hấp nhừ, hạn chế những thực phẩm có nhiều chất xơ thô để giảm nhu động ruột và dạ dày co bóp quá nhiều khiến người bệnh gặp nhiều bất lợi.

Tránh những thực phẩm khó tiêu, cứng. Ngoài ra, cũng cần hạn chế ăn nhiều tinh bột cần tránh ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột.

Thực đơn cho người ung thư dạ dày sau phẫu thuật

Trước kia những ngày đầu sau phẫu thuật (mổ mở) người bệnh gần như phải kiêng ăn, cần tiếp thực phẩm qua đường ống gián tiếp. Này nay, phẫu thuật dạ dày đơn giản hơn bằng phương pháp nội soi vừa tiết kiệm thời gian lại giúp người bệnh giảm thiểu được nhiều sự đau đớn. Tuy nhiên, trường hợp cần cắt dạ dày thì phương pháp mổ mở vẫn không thể tránh khỏi.

Sau phẫu thuật dạ dày đang còn bị tổn thương nên cần chú ý sử dụng những thực phẩm mềm và lỏng, đặc biệt không được ăn quá no hay quá đói. Do đó, cần chia nhỏ các bữa ăn ra 6-7 bữa/ ngày để đảm bảo dinh dưỡng lại không ảnh hưởng đến vết thương.

Ưu tiên các món súp, cháo hầm nhuyễn dinh dưỡng để dễ dàng hấp thụ mà không làm tăng nhu động ruột cũng như sự co bóp dạ dày. Bên cạnh đó cũng tránh những thực phẩm quá bổ dưỡng gây khó khăn trong việc hấp thụ của cơ thể khi còn yếu. Kiêng tuyệt đối các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường muối và chất kích thích,…

Thực đơn cho người ung thư dạ dày đang hóa-xạ trị

Hóa-xạ trị có thể cần thực hiện nhiều lần trong quá trình điều trị. Mỗi đợt cách nhau vài tuần tùy thuộc vào khả năng phục hồi và đáp ứng thuốc cũng như khả năng chịu đựng của cơ thể người bệnh.

thuc-don-cho-nguoi-ung-thu-da-day-2
Ưu tiên thực phẩm mềm sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Sau hóa-xạ trị người bệnh thường dễ gặp phải những tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn và nôn, thay đổi thói quen đại tiện khiến người bệnh suy kiệt và gầy sút. Vì vậy, cần phải bổ sung dinh dưỡng để vực lại sức khỏe.

Người bệnh cần chú ý ăn chậm rãi, ăn ít một, thực phẩm cần nấu chín dễ ăn và hương vị hấp dẫn hợp khẩu vị, đa dạng món ăn để kích thích khả năng thèm ăn, ăn ngon miệng của người bệnh. Bên cạnh đó kiêng những thực phẩm chế biến tẩm ướp nhiều gia vị, thực phẩm cay nóng, chứa chất kích thích,…

Người bệnh cũng có thể cân nhắc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ giảm tác hại của hóa-xạ trị và tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Lưu ý trong vận động cho người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật

Mục tiêu cần đạt là người bệnh phải ngồi dậy, ra khỏi giường để vận động ít nhất 6 tiếng/ngày. Nên phân bổ sự phận động xen kẽ với nghỉ ngơi trong ngày để phù hợp với sức lực của họ. Có thể tiến hành vận động ban đầu bằng việc đi bộ dọc hành lang, sau đó có thể tập những bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.  Tránh vận động mạnh và mang vác vật dụng sau phẫu thuật trong khoảng 3 tháng.

Người bệnh có thể tắm vòi sen bình thường sau cắt chỉ. Khi tắm có thể dùng băng cá nhân bịt miệng vết thương chưa lành lại để tránh nhiễm trùng tại chỗ.

Nhìn chung bất kể là thực đơn ăn uống, dinh dưỡng hay chế độ vận động đều cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý làm theo ý thích của người bệnh để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bên cạnh thực đơn cho người ung thư dạ dày và những lưu ý trên thì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với 5 nhóm chính: đạm, đường bột, chất béo, chất xơ, vitamin luôn luôn cần đảm bảo để có sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng, tăng khả năng tiếp nhận điều trị và sớm hồi phục.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 14 = 21