Ung thư dạ dày có lây không là điều mà nhiều người bệnh hay hỏi bác sĩ của mình khi được chẩn đoán ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.
Nội dung trong bài viết
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn HP viết tắt của Helicobacter Pylori – là một loại vi khuẩn có thể sinh sống và phát triển trong dạ dày người.
Tại dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa axit trong dạ dày, khi phát triển mạnh nó sẽ khiến người nhiễm Hp bị mắc chứng viêm loét dạ dày, thậm chí có thể gây nên ung thư dạ dày về sau.
Theo thống kê có khoảng 1% những người nhiễm Hp có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày có lây không khi nhiễm vi khuẩn Hp?
Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn có thể lây nhiễm qua các con đường chính như:
– Đường miệng: Con đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn Hp. Có thể lây nhiễm qua đường ăn uống, sử dụng chung những đồ vật cá nhân (bát, đũa, cốc uống nước,…) hay hôn môi. Do đó, trong nhà có người mắc vi khuẩn Hp cần thận trọng trong việc sử dụng chung đồ cá nhân để tránh lây nhiễm.
– Đường phân – miệng: Vi khuẩn được đào thải qua phân nếu vệ sinh không tốt có thể lây lan sang cộng đồng. Do đó, những người nhiễm khuẩn Hp cần chú ý vệ sinh cá nhân tốt để tránh ảnh hưởng, lây lan ra cộng đồng.
– Con đường khác: Một tỷ lệ thấp có thể xảy ra khi thăm khám tại các cơ sở y tế chung dung cụ nội soi với người bệnh mà không được vệ sinh chặt chẽ.
Qua đây có thể nói, ung thư dạ dày do nhiễm Hp là bệnh có thể lây truyền từ người này qua người khác. Trước hết là sự lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người này qua người khác, khả năng tiến triển thành ung thư còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố của khách quan và chủ quan khác. Điều này cần phải được sự phán đoán của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh cho mỗi cá nhân cụ thể.
Ung thư dạ dày có lây không? Ai dễ mắc bệnh này nhất?
Hiện nay, nguyên nhân ung thư dạ dày vẫn chưa thực sự rõ ràng kể cả những người được chẩn đoán nhiễm Hp dạ dày cũng chỉ chiếm 1% trong tổng số ca nhiễm Hp tiến triển thành ung thư. Không phải trường hợp nào nhiễm Hp cũng sẽ mắc ung thư.
Tuy chưa tìm ra nguyên nhân thực sự những có thể thấy những người có các yếu tố sau có dễ mắc bệnh ung thư dạ dày nhất:
– Giới tính nam: Theo thống kê tỷ lệ nam giới mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới.
– Độ tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng cao (thường gặp ở độ tuổi 50-60).
– Yếu tố gia đình: Nguy cơ mắc ung thư dạ dày của một người tăng lên từ 2-4 lần khi trong gia đình có người mắc bệnh trước đó. Do thói quen ăn uống, sinh hoạt của gia đình Việt là sinh hoạt tập thể nên tính chất mắc bệnh theo gia đình là rất cao.
– Thói quen ăn uống: Những người hay sử dụng thực phẩm chế biến nhanh, thói quen ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường và nhiều gia vị cay nóng; người sử dụng nhiều rượu bia, thích ăn thực phẩm lên men,… cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
– Người có tiền sử mắc bệnh dạ dày: Viêm loét dạ dày mạn tính, có polyp dạ dày điều trị kéo dài, không dứt điểm cũng có khả năng tiến triển thành ung thư.
– Người thuộc nhóm máu A: Tuy chưa tìm được mối liên hệ của nhóm máu với bệnh ung thư dạ dày những tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày có nhóm máu A chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
– Người nhiễm khuẩn Hp dạ dày: Không chỉ gây viêm loét dạ dày mà Hp còn khiến người nhiễm có nguy cơ bị ung thư dạ dày. Theo thống kê thì người nhiễm Hp có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2-6 lần người không nhiễm. Việc điều trị dứt điểm Hp khi phát hiện nhiễm khuẩn là vô cùng cần thiết để tránh nguy cơ tái nhiễm và tiến triển thành ung thư dạ dày.
– Người thừa cân, béo phì: Những người thừa từ 11-13,5kg có nguy cơ mắc ung thư dạ dày nhiều hơn những người bình thường khác.
– Người có thói quen sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá chứa các chất kích thích có hại cho sức khỏe và làm tăng khả năng ung thư nói chung, ung thư dạ dày nói riêng.
Ung thư dạ dày có lây không? Phòng tránh bằng cách nào?
Ung thư dạ dày là bệnh có thể phòng ngừa ở mức độ nào đó. Bạn có thể tham khảo các cách sau:
Yếu tố nguy cơ không thể loại bỏ
Nhóm máu, giới tính, độ tuổi là những yếu tố nguy cơ mà chúng ta không thể thay đổi nhưng việc tầm soát ung thư dạ dày bằng cách tầm soát theo định là điều nên thực hiện.
Điều trị dứt điểm bệnh lý về dạ dày
Bệnh lý về dạ dày như viêm loét, nhiễm Hp hay có polyp cần được thực hiện theo đúng phác đồ điều trị cũng như phòng tránh bệnh tiến triển thành ung thư một cách tốt nhất.
Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh
– Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng, sự dẻo dai và phòng ngừa bệnh ung thư.
– Hạn chế ăn những thực phẩm có hại như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm lên men, nhiều đường nhiều muối hay nhiều dầu mỡ,…Thay vào đó cần bổ sung nhiều rau xanh, đạm thực vật, vitamin từ trái cây vào chế độ ăn hàng ngày.
– Hạn chế và bỏ thuốc lá hay rượu bia nếu đang sử dụng quá nhiều.
Bảo hộ lao động đúng quy định
Nếu bạn đang làm việc trong môi trường độc hại hãy chú ý vấn đề bảo hộ lao động để tránh nhiễm độc, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Ung thư dạ dày có lây không khi nhiễm khuẩn Hp là điều có thể xảy ra. Do đó, nếu có người nhiễm Hp trong gia đình cần thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề vệ sinh cá nhân, tránh lây nhiễm khuẩn. Đồng thời, người bệnh cần điều trị dứt điểm để tránh tiến triển thành ung thư dạ dày.
TS, Đại Tá, TTƯT Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên Trưởng Khoa A9 – Viện Y Học cổ truyền Quân Đội
Tiến sỹ Vũ Thị Khánh Vân là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực y tế, sức khỏe, tâm lý. Bà đã có nhiều công trình nghiên cứu và được đảng, nhà nước tặng nhiều huân huy chương cao quý.
Giới thiệu
Học vị: Tiến sĩ Nội khoa tiêu hóa Chức vụ: Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội
Hoạt động y khoa: Ủy viên ban chấp hành hội gan mật Việt Nam
Nơi công tác: Khoa châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội
Công trình nghiên cứu khoa học
– Đề tài nghiên cứu thuốc y học cổ truyền, tham gia hỗ trợ điều trị bệnh gan, mật, gút, đề tài cấp bộ quốc phòng.
– Nhiều đề tài điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, Xương khớp
Giải thưởng và ghi nhận
– Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ
– Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
– Kỉ niệm chương về sự nghiệp Y học cổ truyền
– Thầy thuốc ưu tú
– Huân chương chiến công hạng nhất