Vi khuẩn gây ung thư dạ dày HP (Helicobacter Pylori) được tìm thấy trong một số trường hợp người bệnh mắc ung thư dạ dày. Vậy những ai nhiễm HP cũng mắc ung thư dạ dày phải không?
Có không ít những hiểu lầm về vi khuẩn gây ung thư dạ dày HP gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ những thông tin khi biết mình nhiễm vi khuẩn HP.
Nội dung trong bài viết
Vi khuẩn gây ung thư dạ dày HP rất dễ lây truyền phải không?
Theo thống kê tại các Bệnh viện Trung ương thì tỷ lệ người Việt (60-70%) mắc bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn HP là rất cao. Riêng tại Hà Nội cứ 1.000 ca bệnh thì có tới 700 ca do HP gây ra. Viêm dạ dày ở TP. HCM thì có tới 90% ca do nhiễm vi khuẩn HP.
Đáng nói là HP rất dễ lây lan từ người này qua người khác với đường chủ yếu là đường miệng (qua nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng). Do việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muôi, cốc nước,…) của người Việt. Thêm vào đó là những cử chỉ thân mật như hôn môi, mớm thức ăn cho trẻ nhỏ từ người lớn (khiến các bé thậm chí ở độ tuổi ăn dặm cũng nhiễm phải vi khuẩn này). Hay các trường hợp sinh hoạt chung ở các trường mầm non, tiểu học nội trú cũng là một nguồn dễ lây lan bệnh.
Không những lây nhiễm qua đường miệng mà chất thải từ phân của người bệnh nhiễm HP cũng có khả năng lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong cộng đồng do việc xử lý vệ sinh không đảm bảo.
Các con vật trung gian như ruồi, muỗi, gián,… cũng có thể mang mầm bệnh phân tán trong cộng đồng khi có tiếp xúc với nguồn bệnh. Ngoài ra, việc lây nhiễm qua các vật dụng y tế như nội soi dạ dày, đại tràng, nội soi tai mũi họng không được vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ trở thành nguồn bệnh lây nhiễm cho người khỏe mạnh khi tham gia các thủ thuật này.
Những hiểu lầm về vi khuẩn gây ung thư dạ dày HP
HP là vi khuẩn khá quen thuộc khi có sự liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa. Tuy nhiên, có rất nhiều những quan niệm sai lầm về loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn gây ung thư dạ dày HP chắc chắn có hại
Vi khuẩn HP khá phổ biến và có mặt ở hầu hết các ca bệnh viêm loét và ung thư dạ dày vì vậy nhiều người mặc định rằng nó có hại. Tuy nhiên, nếu khi nhiễm HP mà người bệnh không gặp phải những triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, nóng rát bụng hay nôn ói thì nó không hẳn là gây hại cho cơ thể. Lúc này, HP đóng vai trò như nhóm vi khuẩn cộng sinh.
Trong một thời điểm nào đó nó làm hạn chế sự nhiễm khuẩn các vi khuẩn khác cho đường ruột bởi sự có mặt của HP sẽ hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn khác. Đồng thời, nó cũng có thể khiến cho tình trạng trào ngược suy giảm, các triệu chứng dị ứng cũng nhẹ hơn.
Nhiễm HP là bị ung thư dạ dày
Trên thực tế là một số trường hợp bị ung thư dạ dày do nhiễm HP nhưng không phải tất cả những trường hợp nhiễm Hp đều bị ugn thư mà họ là những đối tượng có nguy cơ cao hơn những người không nhiễm mà thôi.
Vì ngoài HP thì còn vô số những nguyên nhân khác gây ra ung thư dạ dày đến nay còn chưa được xác định rõ ràng. HP cũng tùy thuộc các chủng khác nhau, chủng HP có gen CagA độc lực cao sẽ có nguy cơ biến thể thành ung thư, còn những chủng khác gần như không có nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Vi khuẩn gây ung thư dạ dày: Khi nào cần điều trị HP?
Điều trị vi khuẩn gây ung thư dạ dày HP khi nó gây ra những triệu chứng bất lợi cho người bệnh như đầy hơi, khó tiêu, đau rát bụng, nóng bụng, buồn nôn và nôn ói,…Lúc này, vi khuẩn HP đã khiến dạ dày bị viêm loét nên việc điều trị là vô cùng cấp thiết để ngăn ngừa các biến chứng xuất huyết hay thủng dạ dày, nặng hơn có thể gây ung thư dạ dày khi nhiễm chủng HP có gen CagA độc lực cao.
Tỷ lệ điều trị khỏi HP ở người phát hiện sớm và điều trị kịp thời là 50%, khi bệnh tái phát thì việc điều trị vô cùng khó khăn và tăng khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn.
Trên thực tế việc sử dụng quá liều kháng sinh hay lạm dụng kháng sinh khiến cho nhiều chủng HP kháng thuốc dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn hơn. Hiện tại khả năng điều trị HP bằng kháng sinh có thể đạt từ 80-90% nhưng do kháng thuốc sẽ làm giảm khả năng tiêu diệt và điều trị HP xuống chỉ còn 50%.
Lời khuyên cho những người nhiễm vi khuẩn gây ung thư dạ dày HP
Vi khuẩn HP có khả năng phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao và chết trong môi trường acid. Do đó, những người nhiễm HP không nên ăn đồ ăn chua, cay hay các thực phẩm chứa nồng độ cồn như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
Sau khi điều trị khỏi HP nguy cơ tái phát đều có thể xảy ra khi bạn nhiễm một chủng mới của HP. Việc sử dụng kháng sinh cần được tìm ra đúng chủng HP mà bạn đang nhiễm mới mang lại hiệu quả điều trị. Kháng sinh không thể dùng tùy tiện. Cần kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện chủng vi khuẩn mình đang mắc phải để tiến hành điều trị hiệu quả.
Nhìn chung, vi khuẩn gây ung thư dạ dày HP sẽ điều trị dứt điểm được khi phát hiện sớm, ngăn chặn tái phát hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư dạ dày đại tràng cũng như những trở ngại khác cho đường tiêu hóa.
TS, Đại Tá, TTƯT Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên Trưởng Khoa A9 – Viện Y Học cổ truyền Quân Đội
Tiến sỹ Vũ Thị Khánh Vân là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực y tế, sức khỏe, tâm lý. Bà đã có nhiều công trình nghiên cứu và được đảng, nhà nước tặng nhiều huân huy chương cao quý.
Giới thiệu
Học vị: Tiến sĩ Nội khoa tiêu hóa Chức vụ: Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội
Hoạt động y khoa: Ủy viên ban chấp hành hội gan mật Việt Nam
Nơi công tác: Khoa châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội
Công trình nghiên cứu khoa học
– Đề tài nghiên cứu thuốc y học cổ truyền, tham gia hỗ trợ điều trị bệnh gan, mật, gút, đề tài cấp bộ quốc phòng.
– Nhiều đề tài điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, Xương khớp
Giải thưởng và ghi nhận
– Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ
– Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
– Kỉ niệm chương về sự nghiệp Y học cổ truyền
– Thầy thuốc ưu tú
– Huân chương chiến công hạng nhất