2606 lượt xem Tác giả: Cố Vấn - TTƯT Vũ Thị Khánh Vân

Ung thư dạ dày có chữa được không? Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm?

Ung thư dạ dày có chữa được không và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm có hiệu quả cao nhất? Những thông tin này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây từ các chuyên gia hàng đầu đã và đang công tác tại các bệnh viện chuyên khoa tại Việt Nam.

Ung thư dạ dày có chữa được không? Nguyên nhân nào gây bệnh?

Khi các cấu trúc của tế bào tại dạ dày có sự đột biến và tăng sinh bất thường gây nên các tình trạng ung thư. Các tế bào ung thư ở giai đoạn đầu có thể khống chế trong dạ dày nhưng đến những giai đoạn sau nó sẽ xâm lấn và lan ra các hạch bạch huyết cũng như các bộ phận khác của cơ thể khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. 

Càng ở những giai đoạn sau thì khả năng chữa khỏi bệnh càng giảm, tiên lượng bệnh thấp và thời gian sống của người bệnh cũng ngắn lại.

Ung thư dạ dày là căn bệnh chưa thực sự tìm ra được nguyên nhân chính xác nhưng các yếu tố nguy cơ của bệnh thì có thể kể đến như: 

– Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây được xem là tác nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu. khi nhiễm khuẩn HP người bệnh cần chú ý đến việc điều trị sớm và dứt điểm nhất là với những chủng HP gen CagA độc lực cao.

ung-thu-da-day-co-chua-duoc-khong-1
Ung thư dạ dày có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vao giai đoạn bệnh

– Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu khoa học: ăn khuya, ăn đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, nhiều muốn, nhiều đường, thực phẩm lên men,…. đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày của bạn.

– Bệnh lý nền như bệnh thiếu máu ác tính.

– Bệnh lý về dạ dày: Viêm loét dạ dày mạn tính, viêm dạ dày thể teo,… không được điều trị kịp thời và hiệu quả đều có thể biến chứng thành ung thư dạ dày sau một thời gian dài.

– Sử dụng thực phẩm có cồn, chất kích thích thường xuyên như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước uống có gas,…

– Tâm lý: Yếu tố gây nên các bệnh trào ngược và viêm loét dạ dày mạn tính. Người thường xuyên trầm cảm, căng thẳng sẽ có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cũng như ung thư dạ dày cao hơn gấp nhiều lần so với những người có tinh thần vui vẻ, lạc quan khác.

Ung thư dạ dày có chữa được không? Dấu hiệu nhận biết bệnh giai đoạn đầu là gì?

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày chữa được không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giai đoạn bệnh, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của mỗi cá nhân. Trong đó, yếu tố giai đoạn bệnh là quyết định hơn cả.

Ở giai đoạn sớm (giai đoạn 0 và 1) khả năng điều trị bệnh khỏi >90%, tiên lượng bệnh tốt và thời gian sống kéo dài. Giai đoạn bệnh muộn (3 và 4) tiên lượng bệnh xấu và thời gian sống giảm dần. Nếu thể trạng người bệnh kém thêm phần tâm lý thời gian sống càng bị hạn hẹp.

Do đó, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng. Khi xác định được giai đoạn bệnh bác sĩ mới có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng cá thể người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư giai đoạn đầu

Cũng như hầu hết các bệnh ung thư khác nhất là khi dạ dày nằm trong tổng thể của hệ thống tiêu hóa, các dấu hiệu giai đoạn sớm của bệnh không thực sự nổi bật. Thường sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Khi phát hiện bệnh thường là ở những giai đoạn tiến triển, đã có những dấu hiệu điển hình về bệnh.

Do đó, người bệnh khi có những triệu chứng nghi ung thư dạ dày giai đoạn đầu như dưới đây cần chú ý: 

– Đau bụng: Cơn đau có thể đến từng đợt và càng trở nên trầm trọng hơn khi bệnh tiến triển đến những giai đoạn sau. Tình trạng đau không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau thông thường.

– Chán ăn: Người bệnh cảm thấy không muốn ăn kèm tình trạng đầy trướng bụng, khó tiêu.

– Đầy bụng: Bụng ậm ạch, đầy hơi, khó tiêu thậm chí là buồn nôn sau khi ăn.

– Nôn ra máu: Ở một vài trường hợp có tình trạng nôn ra máu ít hoặc nhiều tùy cơ địa mỗi người.

– Đi ngoài phân đen: Chảy máu dạ dày khiến phân chuyển sang màu đen là tình trạng thường gặp ở những người viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển.

– Gầy sút: Thể trạng gầy, sụt cân (155 trọng lượng) trong thời gian ngắn (trong vòng 3 tháng) mà không thực hiện chế độ ăn kiêng hay giảm cân kèm theo những biểu hiện chán ăn và khó tiêu như trên.

ung-thu-da-day-co-chua-duoc-khong-2
Nội soi dạ dày định kỳ để sớm phát hiện ung thư dạ dày

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày?

Tầm soát ung thư dạ dày theo định kỳ là cách tốt nhất phát hiện bệnh sớm ngay cả khi bệnh chưa có những biểu hiện rõ ràng.

Tầm soát ung thư dạ dày bác sĩ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm để kiểm tra như: Nội soi dạ dày ống mềm, sinh thiết tế bào dạ dày vùng tổn thương nghi ngờ có ung thư, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u,…

 Để xác định chính xác giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành làm các bước sau:

– Nội soi dạ dày – ruột: Thủ thuật này cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ dạ dày và đường ruột, chi tiết hơn ở những vùng tổn thương. Bác sĩ sẽ đo được kích thước vùng bệnh và tiến hành lấy mẫu tế bào sinh thiết.

– Sinh thiết: Sau khi lấy được mẫu, bệnh phẩm sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm. Dưới kính hiển vi kỹ thuật viên sẽ xác định tế bào có mang gen ung thư hay không. Khi xác định được tế bào ung thư có trong mẫu bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu để xác định bệnh tiến triển đến giai đoạn nào.

Ung thư dạ dày có chữa được không không chỉ là mối lo riêng của người bệnh mà còn là nỗi lo của mỗi gia đình có người mắc bệnh. Do đó, việc tầm soát ung thư dạ dày định kỳ cũng như thăm khác bác sĩ khi có những biểu hiện nghi ngờ bệnh luôn là khuyến cáo mà các chuyên gia đưa ra cho mọi người dân hiểu về tầm quan trọng của nó và thực hiện tốt mỗi năm để bảo vệ chính mình.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

86 − = 82