Ung thư buồng trứng là loại ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư phụ khoa. Khi được chẩn đoán bệnh nhiều bệnh nhân thường thắc mắc ung thư buồng trứng sống được bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi.
Nội dung trong bài viết
Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng là bệnh liên quan đến sự phát triển của các tế bào bất thường trong các bộ phận của buồng trứng. Bệnh có khả năng di căn và tái phát rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và khả năng sinh sản của phụ nữ.
- Ung thư buồng trứng được chia làm ba loại phổ biến như sau:
- Ung thư buồng trứng tế bào biểu mô: xuất hiện trong lớp niêm mạc của bề mặt buồng trứng
- Ung thư buồng trứng tế bào mầm: trở thành trứng để thực hiện chức năng sinh sản.
- Ung thư các tế bào mô đệm: giải phóng hormone, liên kết cấu trúc buồng trứng.
Trong đó phổ biến nhất là các khối u biểu mô và có khả năng di căn cao nhất, chiếm khoảng 85–90% bệnh nhân ung thư buồng trứng. Còn các khối u tế bào mầm thường là lành tính, khi trở thành ung thư cho hiệu quả điều trị cao hơn.
Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng
Có thể thấy ung thư buồng trứng sống được bao lâu phụ thuộc chủ yếu vào thời gian phát hiện bệnh ở giai đoạn nào cũng như loại ung thư buồng trứng mắc phải. Do đó, người bệnh cần quan tâm đến cơ thể của mình để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt.
Tỷ lệ sống này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, loại ung thư, tuổi tác, sức khỏe tổng quát, khả năng tiếp nhận điều trị của bệnh nhân,… Chính vì vậy mà các số liệu thống kê về tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng chỉ mang tính tương đối, không áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Bạn có thể tham khảo số liệu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) về ba loại ung thư buồng trứng dưới đây:
Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng:
- Giai đoạn 1A: 94%.
- Giai đoạn 1B: 92%.
- Giai đoạn 1C: 85%.
- Giai đoạn 2A: 78%.
- Giai đoạn 2B: 73%.
- Giai đoạn 3A: 59%.
- Giai đoạn 3B: 52%.
- Giai đoạn 3C: 39%.
- Giai đoạn 4: 17%.
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho các khối u mô đệm buồng trứng:
- Giai đoạn 1: 95%.
- Giai đoạn 2: 78%.
- Giai đoạn 3: 65%.
- Giai đoạn 4: 35%.
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho khối u tế bào mầm buồng trứng:
- Giai đoạn 1: 98%.
- Giai đoạn 2: 94%.
- Giai đoạn 3: 87%.
- Giai đoạn 4: 69%.
Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng theo từng giai đoạn
Theo các bác sĩ, bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu có tỷ lệ sống trên 5 năm rất cao, khoảng 90% và giảm dần ở những giai đoạn tiếp theo. Do bản chất của bệnh, sức khỏe và mức độ tiếp nhận điều trị mà mỗi bệnh nhân ung thư buồng trứng có phác đồ chữa bệnh khác nhau và không thể đưa ra tiên lượng chung cho mọi trường hợp.
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn 1
Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng giai đoạn đầu đều có tiên lượng sống sau 5 năm khá tốt, lần lượt là: 1A – 94%; 1B – 92%; 1C – 85%. Tỷ lệ này dựa trên các nghiên cứu của các bệnh nhân được chẩn đoán trong giai đoạn sớm chứ không phải quá trình điều trị, do đó không thể phản ánh chính xác trong một trường hợp cụ thể nào.
Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn 2
Phần lớn phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng trong giai đoạn 2 có tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 70% (2A – 78%; 2B – 73%).
Tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, tiên lượng tỷ lệ khả năng sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng là khá thấp. Bởi các triệu chứng bệnh đã xuất hiện rất rõ ràng báo hiệu bệnh đã diễn tiến nặng hơn. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân thời kỳ này là khoảng 39%, trong đó giai đoạn 3A là 59 %; 3B là 52 % và 3C là 39%.
Ung thư buồng trứng giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối của bệnh khi các tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan xa. Lúc này tiên lượng sống sau 5 năm đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn khoảng 15 – 17%.
Những con số về tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng sau 5 năm trên chỉ mang tính tham khảo. Bởi trên thực tế ung thư buồng trứng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy bệnh nhân và người nhà không nên quá lo lắng. Thay vào đó hãy tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống.
Các phương pháp giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Đây là giải pháp hàng đầu giúp bệnh nhân ung thư buồng trứng kéo dài thời gian sống hơn. Người bệnh ở các giai đoạn ung thư buồng trứng khác nhau sẽ có một phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện điều trị theo đúng khác đồ mà bác sĩ đưa ra. Điều này hỗ trợ quá trình chữa trị nhanh chóng, dễ dàng, giúp ức chế sự phát triển và ngăn không cho tế bào ung thư di căn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Ung thư buồng trứng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Dinh dưỡng khoa học, đủ chất giúp bổ sung vitamin, dưỡng chất thiết yếu để nâng cao sức khỏe, bệnh nhân có sức lực để chống chọi với bệnh và theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.
Chế độ ăn uống bệnh nhân ung thư buồng trứng nên áp dụng:
- Bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất béo (không quá 50% tổng năng lượng), bột đường, vitamin và khoáng chất.
- Uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày (nước lọc hoặc nước ép rau củ, quả).
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
- Hạn chế thịt đỏ, không sử dụng mỡ động vật.
- Chia nhỏ các bữa và ăn nhiều lần trong ngày.
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều đường, cay nóng, nhiều dầu mỡ, muối chua, chế biến sẵn.
- Không uống rượu bia, đồ uống có ga, chất kích thích, hút thuốc.
Liệu pháp tâm lý
Tâm lý đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị ung thư buồng trứng. Phụ nữ có sức khỏe kém, tâm lý không ổn định, suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến tiên lượng sống giảm. Do đó, bệnh nhân cần kiểm soát tâm lý tốt bằng các phương pháp sau:
- Đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày).
- Luôn cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ.
- Thường xuyên đọc sách, nghe nhạc, thiền hoặc trò chuyện với người thân để giải tỏa căng thẳng.
- Có thể can thiệp điều trị tâm lý nếu tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài.
Tăng cường hoạt động thể chất
Bệnh nhân ung thư buồng trứng mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút để tập luyện sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh. Các bài tập thể chất được bác sĩ khuyên nên thực hiện là: yoga, đi bộ, đạp xe, chạy bộ,… bệnh nhân có thể lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng.
Đây là phương pháp tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, điều hòa nội tiết tố và giúp duy trì sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, chăm chỉ tập luyện còn làm giảm tác hại của các phương pháp điều trị và tăng tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Bài viết đã giải đáp vấn đề ung thư buồng trứng sống được bao lâu, đồng thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Có thể nói nghiêm túc điều trị, duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và có chế độ tập luyện phù hợp chính là phương pháp tốt nhất hỗ trợ điều trị ung thư buồng trứng.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư