1949 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Ung thư dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến thường gặp ở độ tuổi 60 – 80 tuổi. Khi trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày, nhiều người thường thắc mắc liệu ung thư dạ dày có di truyền không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc trên.

Ung thư dạ dày là gì? Yếu tố nguy cơ gây bệnh

Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường, tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào trong dạ dày. Các tế bào ung thư dạ dày di căn sang các mô ở gần hoặc các cơ quan ở xa qua con đường đi là hệ thống hạch bạch huyết.

Hiện nay, chưa xác định được rõ nguyên nhân chính gây bệnh. Các bác sĩ đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh qua yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh, yếu tố di truyền cụ thể như sau:

  • Nhiễm vi khuẩn HP: gây nhiều bệnh lý về dạ dày, vi khuẩn này gây nên các thương tổn tiền ung thư, chiếm khoảng 90% trong tổng số các ca mắc ung thư dạ dày.
  • Mắc các bệnh lý khác về dạ dày như viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày,…
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: làm dụng thực phẩm nhiều muối, rau dưa muối chua, thịt nướng, hun khói,…
  • Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
  • Di truyền: đối tượng có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày có nguy cơ bị bệnh cao hơn người khác do bệnh lý này có liên quan tới một số hội chứng di truyền.

ung-thu-da-day-di-truyen

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Ung thư dạ dày là bệnh lý liên quan tới các đột biến gen, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển bình thường của tế bào và hình thành nên khối u ung thư. Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày là do mắc viêm teo mãn tính – bệnh có xu hướng di truyền từ mẹ sang con lên tới 48%. Ngoài ra, một số hội chứng/đột biến gen khác có tính di truyền đều liên quan đến ung thư dạ dày có thể kể đến như:

  • Đột biến gen CDH1 làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư vú.
  • Hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không phải do polyp): làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày.
  • Đột biến gen MLH1, PMS1, MSH2, TGFBR2, PMS2, MLH3 và MSH6 có thể gây ung thư dạ dày.
  • Hội chứng FAP (đa polyp tuyến có tính di truyền): đây là rối loạn di truyền tới phần lớn polyp tuyến đại tràng, tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, dạ dày cũng tăng nhẹ.
  • Khiếm khuyết gen APC, BRCA1, BRCA2.
  • Hội chứng Li – Fraumeni: đột biến gen TP53 làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi còn trẻ.
  • Hội chứng Peutz – Jeghers do đột biến gen STK11 làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày.

ung-thu-da-day-xam-nhiem-di-truyen

Những thành viên trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi có cùng điều kiện sống, thói quen sinh hoạt giống nhau và cùng gen. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào chỉ ra rằng ung thư dạ dày có di truyền không. Những thông tin trên chỉ cho thấy mối liên hệ giữa di truyền và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ung thư dạ dày là do vi khuẩn HP thì phải dùng riêng bát đũa, ăn uống riêng để tránh lây nhiễm.

Ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền (HDGC)

Ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền, hay HDGC là loại ung thư hiếm gặp có trong dạ dày, phát triển nhanh và có khả năng lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. HDGC là loại ung thư dạ dày do tình trạng di truyền, có nghĩa là cha mẹ có thể di truyền cho con cái của họ ung thư dạ dày hoặc nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như ung thư vú.

Nếu trong gia đình bạn có người bị mắc ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền hoặc mắc ung thư dạ dày khi còn rất trẻ, hãy đi xét nghiệm di truyền để biết mình có đột biến gen CDH1 hay không bởi bệnh này di truyền bởi đột biến trong gen. Cha mẹ có đột biến gen CDH1 gây ra ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền có 50% khả năng truyền đột biến cho con cái của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có HDGC đều bị đột biến CDH1, thời gian để HDGC hình thành ở bệnh nhân và người nhà của họ có thể rất khác nhau.

gen-CDH1-dot-bien-ung-thu-da-day

Khi ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền được phát hiện khi ở giai đoạn sớm, khối u có kích thước nhỏ sẽ có tỷ lệ sống cao, dễ điều trị hơn. Khi khối u phát triển lớn hoặc đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và tỷ lệ sống sót sau 5 năm là dưới 20%. Với bệnh nhân có gen CDH1 đột biến có thể được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để ngăn ngừa ung thư.

Bài biết trên đã giải đáp thắc mắc của bạn về ung thư dạ dày có di truyền không. Nếu bạn nằm trong nhóm có khả năng mắc bệnh cao, hãy xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, vận động khoa học, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phòng ngừa ung thư dạ dày và điều trị kịp thời.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

68 − = 63