2729 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư trực tràng có chữa được không?

Ung thư trực tràng có chữa được không và cần lưu ý những gì khi điều trị ung thư trực tràng? Ung thư trực tràng là bệnh mà các tế bào bất thường (ác tính) hình thành và phát triển trong các mô của trực tràng. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư trực tràng có chữa được không?

Theo các bác sĩ, ung thư trực tràng có khả năng được điều trị khỏi rất cao nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Tùy thuộc vào các yếu tố như kích thước khối u, mức độ tiếp nhận điều trị, tuổi tác,… mà tỷ lệ khỏi bệnh và sống sau 5 năm cao hoặc thấp hơn. Vì thế việc tầm soát ung thư, kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống hơn và tăng hiệu quả điều trị lên tối ưu nhất.

Ung thư trực tràng có chữa được không

Điều trị ung thư trực tràng như thế nào?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư trực tràng, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân dựa trên các yếu tố:

  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
  • Các loại thuốc khác mà bệnh nhân đã hoặc đang sử dụng.
  • Các tác dụng phụ tiềm ẩn của kế hoạch điều trị.
  • Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

Dưới đây là những phương pháp điều trị ung thư trực tràng chính hiện nay:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với ung thư trực tràng. Phẫu thuật là hình thức loại bỏ khối u hoặc một số mô xung quanh bị xâm lấn gọi là phẫu thuật cắt bỏ. Một phần của ruột kết hoặc trực tràng khỏe mạnh và các hạch bạch huyết gần đó cũng có thể bị loại bỏ.

Điều trị ung thư trực tràng

Ngoài phẫu thuật cắt bỏ, bác sĩ có thể lựa chọn hình thức phẫu thuật khác cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: có hiệu quả như phẫu thuật đại tràng thông thường nhằm loại bỏ khối u ung thư. Tuy nhiên các vết mổ nhỏ hơn và thời gian hồi phục thường ngắn hơn so với phẫu thuật đại tràng tiêu chuẩn.
  • Phẫu thuật bảo tồn: mục đích của phương pháp này là để giữ cho cơ đóng mở hậu môn hoạt động bình thường mà không cần cắt bỏ trực tràng. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị hoặc xạ trị trước để thu nhỏ khối u hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như: gây đau đớn ở khu vực phẫu thuật, kích ứng, chảy máu, nhiễm trùng, tiêu chảy hoặc táo bón trong một thời gian,…

Xạ trị ung thư trực tràng

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao (bức xạ) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp chiếu xạ thường được sử dụng trong ung thư trực tràng trước khi phẫu thuật để tránh cắt bỏ ruột kết hoặc giảm khả năng ung thư tái phát. Đối với ung thư trực tràng, xạ trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật, được gọi là liệu pháp bổ trợ tân sinh, để thu nhỏ khối u để dễ loại bỏ hơn. Nó cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị ung thư trực tràng vì khối u trực tràng có xu hướng tái phát gần nơi nó xuất hiện và phát triển ban đầu. Một phác đồ điều trị xạ trị thường bao gồm một số phương pháp điều trị cụ thể được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Các hình thức xạ trị gồm:

  • Xạ trị tia bên ngoài: sử dụng máy chiếu tia X đến vị trí có khối u ung thư và được thực hiện 5 ngày một tuần, quá trình này diễn ra trong vài tuần.
  • Xạ trị lập thể: được sử dụng khi khối u đã di căn đến gan hoặc phổi với liều bức xạ lớn, chính xác đến khu vực khối u nhỏ. Kỹ thuật này giúp các phần của gan và mô phổi không bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh ung thư đã di căn đến gan hoặc phổi đều có thể được điều trị theo cách này.
  • Các loại xạ trị khác như kỹ thuật xạ trị chuyên biệt trong phẫu thuật hoặc liệu pháp điều trị não có thể giúp loại bỏ các vùng ung thư nhỏ mà phẫu thuật không thể cắt đi hoàn toàn.
  • Xạ trị trong phẫu thuật: sử dụng bức xạ liều cao và thực hiện duy nhất một lần trong quá trình phẫu thuật.

Tác dụng phụ của xạ trị: gây mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, giảm nhu động ruột,… Đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ khi điều trị xạ trị vùng chậu.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn không cho tế bào ung thư phát triển, phân chia và hình thành nhiều tế bào hơn. Một phác đồ điều trị hóa trị thường được tiến hành theo chu kỳ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Hóa trị có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Đối với bệnh nhân ung thư trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị và xạ trị trước khi phẫu thuật để giảm kích thước khối u trực tràng và giảm khả năng ung thư quay trở lại.

phương pháp điều trị ung thư trực tràng

Tác dụng phụ của phương pháp hóa trị liệu: gây nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi bất thường, tăng nguy cơ nhiễm trùng,… Đặc biệt, hóa trị trong ung thư trực tràng không khiến người bệnh rụng tóc nhiều như điều trị các bệnh ung thư khác. Ngoài ra, hiện nay đã có sẵn các loại thuốc để ngăn ngừa những tác dụng phụ của hóa trị.

Liệu pháp nhắm mục tiêu (điều trị đích)

Đây là phương pháp điều trị nhắm vào các gen, protein hoặc các mô góp phần vào sự phát triển của tế bào ung thư. Phương pháp này ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư, đồng thời hạn chế làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định gen, protein và các yếu tố khác trong khối u của bạn rồi mới quyết định có sử dụng phương pháp này hay không. Ngoài ra, các tác dụng phụ dự kiến ​​của phương pháp này như phát ban ở mặt và cơ thể, kích ứng da,… có thể kiểm soát được ở cả bệnh nhân lớn tuổi và trẻ tuổi.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch, còn được gọi là liệu pháp sinh học, được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Phương pháp này sử dụng thuốc ức chế điểm kiểm soát là một loại liệu pháp miễn dịch quan trọng được sử dụng để điều trị ung thư trực tràng.

Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch: mệt mỏi, phát ban, tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đau cơ, đau xương, đau khớp, đau bụng, ngứa, nôn, ho, giảm cảm giác thèm ăn và khó thở. Các biểu hiện này sẽ hết sau khi bệnh nhân ngưng sử dụng phương pháp này.

Bệnh nhân ung thư trực tràng có thể được chỉ định thực hiện 1 hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và mức độ tiến triển bệnh.

Những lưu ý khi điều trị ung thư trực tràng

Để ung thư trực tràng không trở thành “án tử”, bệnh nhân cần kiên trì điều trị, chăm sóc sức khỏe và có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp giúp quá trình điều trị bệnh mang lại kết quả tốt. Dưới đây là những lưu ý cho bệnh nhân đang điều trị ung thư trực tràng:

  • Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để cân bằng dinh dưỡng, tránh xa các nhóm thực phẩm không tốt cho bệnh ung thư trực tràng.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tăng thể trạng.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và luôn vui vẻ.
  • Có thể sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe để tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng cho bệnh nhân ung thư trực tràng.

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi ung thư trực tràng có chữa được không? Để quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị, xây dựng lối sống khoa học giúp nâng cao sức khỏe, nhanh chóng thích nghi được các phương pháp điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 65 = 72