2893 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư trực tràng giai đoạn 2

Ung thư trực tràng là bệnh có tiên lượng sống cao nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu của bệnh. Ở các giai đoạn sau, việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy ung thư trực tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu? Điều trị bệnh ở thời kỳ này như thế nào?

Ung thư trực tràng giai đoạn 2 là gì?

Ung thư trực tràng xuất hiện khi các tế bào trực tràng phát triển quá mức, không chịu sự kiểm soát của cơ thể và hình thành nên khối u. Trong 5 giai đoạn phát triển của ung thư, K trực tràng giai đoạn 2 là khi các tế bào ung thư đã bắt đầu lan qua thành trực tràng nhưng chưa có dấu hiệu di căn đến các hạch bạch huyết trong khu vực.

ung-thu-truc-trang-la-gi

Dựa vào mức độ lây lan của khối u mà ung thư trực tràng ở thời kỳ này có thể được chia làm 3 giai đoạn nhỏ hơn như sau:

  • Ung thư giai đoạn 2A: các tế bào ung thư đã lây lan qua lớp ngoài cùng của thành trực tràng (thanh mạc) nhưng chưa lan đến các cơ quan khác hoặc các hạch bạch huyết khu vực.
  • Giai đoạn 2B: ung thư đã di căn qua thành trực tràng đến mô bao bọc xung quanh các cơ quan nội tạng, niêm mạc của ổ bụng, hay còn được gọi là phúc mạc nội tạng. Tuy nhiên, các tế bào ung thư này chưa có dấu hiệu di căn đến các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 2C của bệnh: ung thư đã di căn qua thành trực tràng để đến các cơ quan trong ổ bụng. Ung thư chưa lan vào các hạch bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan xa trong cơ thể.

Dấu hiệu ung thư trực tràng vào giai đoạn 2

Ở thời kỳ này, các dấu hiệu ung thư trực tràng đã bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn ở giai đoạn trước do các tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những triệu chứng có thể nhận biết dễ dàng của bệnh ở giai đoạn 2:

  • Thay đổi thói quen đại tiện: lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.
  • Phân có dính máu hoặc dịch nhầy kèm theo.
  • Hình dạng phân thay đổi: dẹt và nhỏ hơn.
  • Đau bụng, no nhanh dù ăn rất ít.
  • Mệt mỏi, chán ăn, cân nặng giảm nhẹ.
  • Xuất hiện các cơn đau quặn bụng bất chợt hoặc có thể sờ thấy khối u nhỏ ở vùng bụng.

Ung thư trực tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ở giai đoạn 2 của bệnh, các tế bào ung thư vẫn chưa có dấu hiệu lan đến các hạch bạch huyết nên việc kiểm soát bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn. Theo các bác sĩ, ung thư trực tràng giai đoạn 2 nếu được phát hiện và điều trị sớm vẫn có khả năng chữa trị thành công cao.

Tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân thời kỳ này là khoảng 70%. Tuy nhiên, số liệu này chỉ có tính tham khảo, thống kê dựa trên nghiên cứu của nhiều bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 được chẩn đoán lần đầu. Vẫn có những trường hợp bệnh nhân có tỷ lệ sống rất cao trong khi có người lại có thời gian sống ngắn hơn.

Do đó, người bệnh không nên chủ quan và nên tái khám theo lịch của bác sĩ chỉ định. Bởi nếu các phương pháp điều trị không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư sẽ khiến những tế bào còn sót lại này tiếp tục phát triển và phân chia. Khi đó, có khả năng cao bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng ở giai đoạn 2

Đối với mỗi bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2, bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị riêng biệt, cụ thể dựa vào độ tuổi, thể trạng và mức độ lây lan của tế bào. Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng trong giai đoạn này bao gồm điều trị tại chỗ (cục bộ) hoặc điều trị toàn thân. Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư trực tràng cho bệnh nhân ở giai đoạn 2:

Phẫu thuật

mo-ung-thu-truc-trang

Đây là phương pháp được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn bệnh. Tùy thuộc vào vị trí của khối u mà bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ trực tràng hoặc toàn bộ trực tràng. Có 2 phương pháp phẫu thuật chính như sau:

  • Phẫu thuật mổ mở: bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng bụng dưới rốn hoặc hậu môn để cắt bỏ phần trực tràng chứa tế bào ung thư cùng các hạch bạch huyết lân cận. Nếu phải cắt bỏ 1 phần trực tràng, bác sĩ sẽ nối phần còn lại của trực tràng với đại tràng.
  • Phẫu thuật nội soi: là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, thường được áp dụng cho khối u có kích thước nhỏ. Bác sĩ sử dụng ống soi có gắn camera đưa vào từ đường hậu môn và dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ ung thư và hạch bạch huyết.

Hóa trị liệu

Phần lớn bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 đều không cần điều trị bằng phương pháp hóa trị. Liệu pháp này thường được sử dụng là phương pháp điều trị bổ sung, hỗ trợ phẫu thuật ở giai đoạn này hiệu quả và an toàn hơn.

  • Hóa trị trước phẫu thuật: thu nhỏ kích thước khối u giúp phẫu thuật loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
  • Hóa trị liệu sau mổ: tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

Xạ trị

Xạ trị thường được bác sĩ chỉ định là phương pháp bổ trợ sau phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2. Liệu pháp này giúp thu nhỏ khối u có kích thước lớn, các khối u nằm ở vị trí khó tiếp cận hoặc là phương pháp điều trị tạm thời khi sức khỏe bệnh nhân không đủ điều kiện để làm phẫu thuật.

Trong quá trình điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý (bổ sung rau xanh, các loại hạt, thức ăn mềm dễ tiêu hóa,…) và có chế độ tập luyện phù hợp giúp hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, nên hạn chế thức khuya, uống bia rượu hoặc suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tốc độ phát triển khối u.

CẨM NANG UNG THƯ

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 5 = 8