2431 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư trực tràng nên ăn gì?

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư thường gặp về đường tiêu hóa. Bên cạnh các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa – xạ trị,… thì một chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chữa trị, cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh. Vậy bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì?

Theo các bác sĩ, một chế độ ăn uống cân bằng, lối sống khoa học có tác dụng bảo vệ và phòng chống ung thư, trong đó có ung thư trực tràng. Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng thường gây ra một số tác dụng phụ như: tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn, ợ nóng,… khiến cơ thể người bệnh không thể hấp thu dinh dưỡng cần thiết để đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật. Do đó, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm tốt cho trực tràng, làm giảm triệu chứng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh.

dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-truc-trang

Bệnh nhân K trực tràng nên bổ sung những thực phẩm sau để tăng cường đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt:

Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ có trong trái cây và rau như bông cải xanh, cải bó xôi, xà lách, cà rốt, đu đủ, cà chua, chuối, dưa hấu,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bệnh nhân K trực tràng nên ăn tối thiểu 25g chất xơ mỗi ngày giúp trực tràng khỏe mạnh hơn và giảm các triệu chứng táo bón.

Uống nhiều nước

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên uống đủ 8 đến 12 ly nước mỗi ngày (tương đương với 2 – 2,5 lít nước). Uống đủ nước giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, đào thải độc tố và làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, táo bón. Người bệnh có thể bổ sung nước từ các loại nước ép rau củ, sữa hoặc thực phẩm chứa nhiều nước.

Bổ sung thực phẩm chế biến từ sữa

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì để hỗ trợ tiêu hóa? Theo các bác sĩ, bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như: sữa bò, sữa chua, phô mai, váng sữa,… sẽ cung cấp cho cơ thể người bệnh canxi, vitamin D, probiotic giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt

Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, ngô, quinoa, kê,… cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin, magie, folate và sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư trực tràng nên bổ sung các loại hạt như hạt điều, óc chó, quả hồ trăn,… cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

Đặc biệt, bệnh nhân K trực tràng nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày giúp tăng vị giác và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, các loại ngũ cốc này còn giúp tăng cường miễn dịch, sản xuất glycine amino acid tổng hợp ADN ức chế ung thư phát triển.

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì sau điều trị

Sau điều trị ung thư trực tràng, bệnh nhân thường cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng, hệ tiêu hóa hoạt động chưa ổn định nên người thân cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng để họ có đủ sức khỏe để hồi phục nhanh hơn.

bua-an-cau-vong-cho-benh-nhan-ung-thu-dai-trang

Dưới đây là một số mẹo ăn uống cho bệnh nhân ung thư trực tràng sau điều trị:

  • Ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dễ tiêu hóa, hấp thụ và kiểm soát các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, trào ngược và tiêu chảy.
  • Xây dựng các bữa ăn cầu vồng với nhiều loại trái cây, rau củ quả hỗ trợ hệ thống miễn dịch của người bệnh.
  • Ngậm đá bào và uống các loại sinh tố.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều nước.
  • Uống đủ nước và tránh rượu, caffein, đồ uống có ga.
  • Bổ sung mỗi ngày 57 gram các loại hạt.
  • Protein từ thực phẩm giàu protein nạc như cá, thịt gà, thực phẩm từ sữa ít béo và đậu khô
  • Bổ sung chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu, hạt cải, đậu phộng và axit béo omega 3 có trong cá, hạt và quả hạch.

Chế độ ăn ít chất xơ cho bệnh nhân ung thư trực tràng

Hai phương pháp hóa trị và xạ trị có thể gây tiêu chảy. Do đó, nhiều bệnh nhân không biết ung thư trực tràng nên ăn gì để cải thiện tình trạng này. Câu trả lời là nên thực hiện chế độ ăn ít chất xơ. Mặc dù chất xơ đóng vai trò làm giảm nguy cơ phát triển ung thư trực tràng, nhưng nó không được bác sĩ khuyến khích bổ sung trong quá trình điều trị. Bệnh nhân có thể ăn nhiều chất xơ hơn sau một vài tuần điều trị.

Chế độ ăn ít chất xơ không kích thích ruột hoạt động nên sẽ hẹn chế tình trạng tiêu chảy sau điều trị. Ngoài ra, chế độ ăn ít chất xơ sẽ dễ tiêu hóa hơn. Dưới đây là cách hạn chế chất xơ trong quá trình hóa – xạ trị:

  • Trái cây và rau sống.
  • Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Đậu khô và các loại đậu.
  • Ngô.
  • Hạt cây: hạt điều, quả phỉ, óc chó, hồ trăn,…

Thực phẩm bệnh nhân ung thư trực tràng nên tránh

Dinh dưỡng đầy đủ với nhiều thức ăn đa dạng là điều cần thiết cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư trực tràng. Tuy nhiên, không phải nhóm thực phẩm nào bạn cũng có thể ăn bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh, tương tác với thuốc điều trị. Dưới đây là các thực phẩm bệnh nhân ung thư trực tràng nên tránh:

  • Thực phẩm nhiều đường: kẹo ngọt, đồ uống nhiều đường,… nghèo nàn dinh dưỡng và có thể gây béo phì – yếu tố nguy cơ gây bệnh.
  • Các loại thịt đỏ.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Đồ uống có ga, cà phê, rượu bia, chất kích thích.

ung-thu-truc-trang-kieng-gi

Bài viết trên đã trả lời cho bạn câu hỏi ung thư trực tràng nên ăn gì. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, vận động phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện tuần hoàn máu và tâm trạng. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

CẨM NANG UNG THƯ

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

59 − = 56