Tuổi tác chính là yếu tố nguy cơ lớn nhất để phát triển ung thư. Trên thực tế, có đến 60% những người bị ung thư là từ 65 tuổi trở lên và chỉ khoảng 60% người sống sót khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Tuy nhiên ngày nay, độ tuổi mắc ung thư ngày càng trẻ hóa, những người trung tuổi cũng rất dễ mắc bệnh ung thư. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng cùng tìm hiểu vì sao người trung tuổi dễ mắc ung thư và biện pháp phòng ngừa hiệu quả là gì.
1.Thực trạng bệnh ung thư tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của WHO, số người mắc ung thư ở Việt Nam đang tăng nhanh theo từng năm, chỉ trong 10 năm (từ năm 2000-2010) từ 68.000 người đã tăng lên đến 126.000 người. Và hiện con số thống kê vào năm 2018 là gần 165.000 người mắc ung thư và có đến hơn 70% trường hợp tử vong do bệnh và các biến chứng mà bệnh gây ra.
Đáng chú ý hơn, theo thống kê của viện Ung bướu TP.HCM, năm 2017 độ tuổi mắc ung thư tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa. Không chỉ người cao tuổi mà người trung tuổi cũng rất dễ mắc bệnh ung thư.
2.Tại sao người trung tuổi dễ mắc ung thư?
- Các tế bào cơ thể trở nên suy yếu
Theo thời gian, các tế bào trong cơ thể chúng ta sẽ dần suy yếu. Điều này có thể xảy ra do tình cờ hay được gây ra bởi những tác nhân như khói thuốc, tia UV từ mặt trời, hóa chất trong thực phẩm…Khi những tế bào hư hỏng này tích tụ mà không được sửa chữa, tăng trưởng bất thường thì có thể dẫn đến nguy cơ ung thư.
- Ảnh hưởng của quá trình lão hóa cơ thể
Khi chúng ta ngày một già đi, các tế bào hư hỏng trong cơ thể ngày càng tích tụ nhiều, từ đó làm tăng khả năng dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ai cung chắc chắn mắc bệnh ung thư khi về già. Quá trình lão hóa của cơ thể chính là cơ chế bảo vệ hiệu quả chống lại ung thư, buộc các tế bào ung thư sẽ ngừng phân chia. Tuy nhiên, cơ chế lão hóa lại đôi khi thất bại và tích lũy các đột biến gây nên bệnh ung thư, cuối cùng là tạo ra sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát, từ đó hình thành tế bào ung thư và lây lan khắp cơ thể. Càng nhiều tuổi, cơ thể càng tích lũy nhiều gen bị lỗi và theo thời gian những đột biến này có thể dẫn đến ung thư. Điều này cũng lý giải vì sao ung thư phổ biến ở người trung tuổi và người già.
- Hệ thống miễn dịch suy giảm
Ngoài những yếu tố trên, các quá trình khác trong cơ thể cũng trở nên kém hiệu quả hơn theo tuổi tác như hệ miễn dịch cơ thể sẽ trở nên kém hơn hơn và kém hiệu quả trong việc phát hiện và chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật – trong đó có ung thư.
3.Làm sao để phòng ngừa ung thư?
Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới ước tính có khoảng 20% các loại ung thư được chẩn đoán ở Mỹ là có liên quan đến tình trạng béo phì, ít hoạt động thể chất, sử dụng nhiều rượu bia và tình trạng dinh dưỡng kém…Đây được coi là những nguy cơ ung thư đứng hàng thứ 2, chỉ sau hút thuốc lá. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh ung thư bằng cách nâng cao nhận thức về những yếu tố nguy cơ này và cần hành động để thay đổi môi trường sống cho phù hợp.
-Rượu, bia.
Trong một cuộc khảo sát ở Mỹ, chỉ có 39% người hiểu được rằng việc sử dụng rượu bia quá mức có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Rượu được biết đến là nguyên nhân gây ra ung thư khoang miệng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư vú ở phụ nữ. Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục, nhằm tìm mối liên quan giữa việc tiêu thụ rượu và bệnh ung thư. Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng đã khuyến cáo, mỗi người không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày đối với nam giới và đối với nữ là không quá 1 ly.
-Béo phì
Tại Mỹ, 2/3 người dân phải đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng bởi thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ của nhiều loại ung thư như: ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản, ung thư buồng trứng…Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thừa cân cũng làm tăng nguy cơ của ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú ở nam giới và một số loại lymphoma. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên người dân nên có chế độ tập luyện và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh suốt đời để phòng ngừa ung thư.
-Tỷ lệ rau và trái cây trong chế độ ăn
Trong chế độ ăn chứa nhiều rau, trái cây hay các thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Chế độ ăn như thế cũng giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, do đó phòng ngừa được các bệnh ung thư kể trên. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyens cáo mọi người nên sử dụng ít nhất 2,5 cốc nước sinh tố rau, quả mỗi ngày.
-Các loại thịt đã qua chế biến
Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói và các lại thịt dùng trong các bữa ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên nên hạn chế các loại thịt đã chế biến trong khẩu phần ăn hàng ngày.
-Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn có thể là nguyên nhân gây ra ung thư. Những người thường xuyên ăn các loại thịt này sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tụy. Nếu bạn muốn ăn thịt đỏ thì nên chọn phần nạc và chia thành những khẩu phần nhỏ. Tốt hơn hết, bạn nên ăn cá, thịt gia cầm và các sản phẩm ngũ cốc để cung cấp dinh dưỡng thay cho các loại thịt đỏ.
-Đường
Chưa có kết luận nào chỉ ra đường góp phần tăng nguy cơ ung thư nhưng nó làm chúng ta dễ bị thừa cân, béo phì. Chính điều này lại gián tiếp gây nguy cơ ung thư. Chính vì thế, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm, đồ uống có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, nước ngọt…
-Tập thể dục thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ ung thư
Theo khảo sát, có 4/10 người chưa nhận thức đầy đủ về điều này. Việc tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện nồng độ hormone trong cơ thể và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, người trưởng thành nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động với cường độ mạnh và tốt nhất là nên tập rải đều trong cả tuần. Ngoài ra người trung tuổi cũng nên chú ý đến vấn đề thải độc cơ thể để có thể phòng bệnh ung thư hiệu quả.
Tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam ngày càng cao và càng ngày càng trẻ hóa. Chính vì thế, việc nắm bắt các phương pháp giúp phòng ngừa căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên thì việc khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện hiện sớm bệnh tật cũng vô cùng quan trọng.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư