Ung thư dạ dày giai đoạn 1 là bệnh khi ở giai đoạn sớm khi các tế bào ung thư bắt đầu lan ra khỏi thành dạ dày nhưng chưa đi đến các hạch bạch huyết gần đó. Vậy đâu là dấu hiệu, triệu chứng bệnh ở giai đoạn này và ung thư dạ dày giai đoạn 1 sống được bao lâu?
Nội dung trong bài viết
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 là gì?
Giai đoạn của ung thư có thể cho biết mức độ di căn của khối u. Ung thư dạ dày giai đoạn 1 có nghĩa là tế bào ung thư đã phát triển vào bên trong lớp cơ của dạ dày. Lúc này, các khối u vẫn chưa có dấu hiệu di căn đến các hạch bạch huyết lân cận và cơ quan ở xa.
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 được chia làm 2 nhóm nhỏ như sau:
- Giai đoạn 1A: các tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển đến lớp nâng đỡ (lớp dưới niêm mạc) của thành dạ dày.
- Giai đoạn 1B xảy ra khi các khối u ung thư đã bắt đầu lan đến các lớp cơ của thành dạ dày hoặc di căn tới 1 đến 2 hạch bạch huyết gần đó.
Các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn 1
Theo các bác sĩ, ung thư dạ dày trong giai đoạn 1 có thể không gây ra các triệu chứng rõ ràng nào. Khi các tế bào ung thư dạ dày bắt đầu phát triển và lây lan, người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu, triệu chứng như sau:
- Cân nặng giảm nhanh một cách bất thường mà không tìm được nguyên nhân.
- Có cảm giác đau bụng vùng thượng vị (trên rốn).
- Cảm thấy buồn nôn hoặc ói mửa, thường xuyên thấy ợ chua, khó tiêu.
- Không có cảm giác thèm ăn và ăn uống không ngon miệng.
- Cơ thể thường xuyên gặp tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
- Có lẫn máu trong bãi nôn hoặc trong phân.
- Thấy no nhanh hơn sau khi ăn mặc dù ăn rất ít.
Có một vài triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 1 có thể là do các bệnh lý khác về đường tiêu hoá gây ra. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra sức khoẻ. Bởi đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư dạ dày. Bệnh khi được chẩn đoán sớm sẽ có cơ hội điều trị thành công cao hơn.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày giai đoạn 1?
Phát hiện sớm ung thư dạ dày trong giai đoạn sớm đóng vai trò rất quan trọng giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh đạt kết quả cao. Cách tốt nhất để có thể phát hiện ra ung thư dạ dày ở giai đoạn 1 là thường xuyên thực hiện tầm soát, xét nghiệm ung thư theo định kỳ. Các phương pháp giúp xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày bao gồm:
- Nội soi dạ dày: đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, cho phép bác sĩ thấy được toàn bộ bên trong dạ dày của người bệnh. Bác sĩ thường thực hiện nội soi thực quản (EGD) sử dụng ống mỏng, nhỏ, linh hoạt có gắn camera ở đầu và đưa vào từ miệng xuống dạ dày hoặc siêu âm nội soi (EUS) giúp kiểm tra dạ dày, gan, túi mật, ống mật để có thể phân giai đoạn bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị.
- Sinh thiết tế bào dạ dày: phương pháp này có thể được thực hiện trong quá trình nội soi. Bác sĩ loại bỏ mẫu mô nhỏ bất kỳ nào trong dạ dày để kiểm tra xem chúng có chứa ung thư hay không.
- Các xét nghiệm ung thư dạ dày khác như xét nghiệm bộ gen, ADN của khối u để tìm các đột biến, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm chức năng gan,… để giúp xác định giai đoạn bệnh và loại ung thư dạ dày người bệnh mắc phải.
- Kiểm tra hình ảnh: giúp xác định ung thư và mức độ lây lan của chúng đã đến đâu trên cơ thể như: chụp cắt lớp vi tính CT hoặc CAT, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron PET, chụp X – quang,…
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày là bệnh khi được chẩn đoán ở giai đoạn càng sớm thì cơ hội điều trị bệnh thành công càng cao. Ở giai đoạn 1 của bệnh, các tế bào ung thư vẫn nằm trong giới hạn dạ dày nên việc loại bỏ chúng sẽ dễ dàng hơn, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh cải thiện tốt hơn.
Theo các số liệu thống kê, người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 1 có tiên lượng sống sau 5 năm rất tốt, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1A ung thư dạ dày, người bệnh có tiên lượng sống sau 5 năm là 71%. Điều này có nghĩa là 71% số người bệnh khi được chẩn đoán ở giai đoạn này có thể sống từ 5 năm trở lên.
- Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn 1B là khoảng 57%. Sở dĩ con số này thấp hơn so với thời kỳ trước là do các tế bào ung thư đã lan đến 1 – 2 hạch bạch huyết gần đó hoặc lớp cơ chính của dạ dày.
Ngoài ra, tiên lượng sống của người bệnh ung thư dạ dày còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: loại ung thư dạ dày mà họ mắc phải, kích thước của khối u, sức khoẻ tổng thể của người bệnh, mức độ lây lan/phát triển của khối u, độ tuổi, tiền sử bệnh tật và khả năng đáp ứng với điều trị của họ.
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 1 như thế nào?
Thông thường, bác sĩ điều trị sẽ dựa vào các yếu tố dưới đây để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp cho người bệnh ung thư dạ dày:
- Giai đoạn bệnh tại thời điểm được chẩn đoán và điều trị.
- Loại tế bào bất thường mà bệnh ung thư bắt đầu.
- Vị trí mà các tế bào ung thư xuất hiện và phát triển trong dạ dày.
- Các tình trạng sức khỏe khác mà người bệnh đang gặp phải.
Đối với ung thư dạ dày giai đoạn 1, bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Bởi lúc này, các tế bào ung thư vẫn đang khu trú trong dạ dày và chưa di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các phần dạ dày có khối u và một số hạch bạch huyết xung quanh. Phương pháp này thường được gọi là cắt bỏ một phần dạ dày. Sau khi loại bỏ hết ung thư, bác sĩ điều trị sẽ nối phần dạ dày còn lại với thực quản và ruột non.
Ngoài ra, nếu bác sĩ nhận thấy khối u có tiến triển nặng hơn so với kết quả xét nghiệm khi đang phẫu thuật. Họ có thể tiến hành hoá trị ngay cho người bệnh để làm nhỏ kích thước của khối u đó để việc cắt bỏ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hoá trị liệu cũng có thể được tiến hành sau khi người bệnh làm phẫu thuật. Mục đích của phương pháp này là gây ức chế, ngăn cản sự phát triển và tái phát của ung thư và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 có thể chữa được nếu được điều trị tích cực. Đồng thời, để hỗ trợ quá trình chữa trị diễn ra nhanh chóng, đạt kết quả cao, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học để nâng cao đề kháng và đảm bảo sức khỏe.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư