1849 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Xạ trị ung thư dạ dày là gì? Các tác dụng phụ của xạ trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính thường gặp về đường tiêu hoá. Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh, trong đó xạ trị ung thư dạ dày sử dụng các tia bức xạ mang năng lượng cao để loại bỏ các khối u. Phương pháp này có gây ra tác dụng phụ không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về liệu pháp xạ trị cho người bệnh K dạ dày trong bài viết dưới đây!

Xạ trị ung thư dạ dày là gì?

Xạ trị ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng liều lượng bức xạ được kiểm soát để tiêu diệt hoặc làm tổn thương tế bào ung thư. Các tia bức xạ này áp đảo tế bào ung thư bằng các phân tử oxy hoá làm phá vỡ các chức năng quan trọng và làm hỏng ADN của tế bào ung thư. Các tế bào bình thường của cơ thể có khả năng tạo ra chất chống oxy hoá trung hoà quá trình này và giải độc tốt hơn ung thư nên nó có khả năng chống lại các liều lượng bức xạ cao mà không bị tiêu diệt như ung thư.

xa-tri-ung-thu-da-day-la-gi

Thông thường, xạ trị ung thư dạ dày được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng bệnh và thực hiện trong khoảng 1 – 2 tuần hoặc 5 – 6 tuần tuỳ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mỗi lần hoá trị kéo dài khoảng 15 phút và không gây đau đớn. Người bệnh sẽ nằm trên bàn dưới một máy truyền bức xạ đến các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư. Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bạn về lịch trình xạ trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Các loại xạ trị ung thư dạ dày

Các loại xạ trị được thường được áp dụng để điều trị ung thư dạ dày:

  • Xạ trị chùm tia bên ngoài: sử dụng máy hướng bức xạ qua da đến khối u và một số mô xung quanh nó. Liều lượng bức xạ cao cần thiết để điều trị ung thư dạ dày có thể làm tổn thương các cơ quan như gan, ruột non, thận, tuỷ sống, tim,… Vì vậy mà bác sĩ sẽ sử dụng các tấm chăn đặc biệt tạo ra để bảo vệ các cơ quan này.
  • Hoá – xạ trị kết hợp: bệnh nhân sẽ được thực hiện hoá trị ung thư dạ dày cùng khoảng thời gian với xạ trị ung thư dạ dày. Loại xạ trị được đưa ra lúc này là xạ trị bên ngoài và các loại thuốc hóa trị như 5-fluorouracil (Adrucil, 5-FU) và leucovorin (axit folinic). Sự kết hợp này giúp các tế bào ung thư trở nên nhạy cảm với tác động của xạ trị và dễ dàng loại bỏ hơn.

Các liệu pháp bức xạ trong điều trị ung thư dạ dày

Như chúng tôi đã nói ở trên, loại xạ trị ung thư dạ dày chính thường được sử dụng là chiếu tia bên ngoài bằng cách dùng máy gia tốc tuyến tính truyền chùm năng lượng tới khối u. Máy này sẽ quay xung quanh người bệnh trong suốt quá trình trị liệu. Bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ được tiếp cận với các phương pháp xạ trị tiên tiến nhất, bao gồm:

Liệu pháp bức xạ điều chỉnh cường độ

Đây là phương pháp xạ trị ung thư dạ dày sử dụng liệu pháp bức xạ có thể điều chỉnh cường độ để kiểm soát bệnh. Cách tiếp cận này là một hình thức chuyên biệt của liệu pháp bức xạ hình ba chiều. Các chùm năng lượng đến từ các hướng khác nhau được bác sĩ chia thành nhiều chùm nhỏ, điều khiển bằng máy tính với các cường độ điều chỉnh khác nhau để phù hợp với kích thước, hình dạng và vị trí của khối ung thư. Phương pháp này cho phép bác sĩ thực hiện xạ trị liều cao vào khối u ung thư và hạn chế được các thương tổn đến mô lành xung quanh. Loại bức xạ này có thể được thực hiện 1 lần/ngày, 5 ngày/tuần và kéo dài trong vòng vài tuần lễ.

Liệu pháp bức xạ điều chỉnh ba chiều (3D CRT)

Đây là một dạng xạ trị ung thư dạ dày, trong đó các chùm tia bức xạ có hình dạng được nhắm vào mục tiêu là các khối u ung thư từ các hướng khác nhau. Phương pháp này cho phép bác sĩ đưa các chùm bức xạ phù hợp với kích thước, hình dạng và vị trí của ung thư dạ dày. Việc chia nhỏ bức xạ thành các liều nhỏ này giúp thu nhỏ kích thước khối u, làm giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ và hạn chế xâm lấn các mô lành xung quanh. Phương pháp này được thực hiện 1 lần/ngày và kéo dài từ 1 đến một vài tuần.

Liệu pháp hồ quang điều biến thể tích (VMAT)

Phương pháp này đưa ra liều lượng bức xạ có thể thay đổi liên tục khi máy điều trị di chuyển hoặc vòng cung xung quanh người bệnh. Phương pháp này giúp điều trị chính xác hơn bởi máy gia tốc tuyến tính di chuyển xung quanh bệnh nhân theo một hoặc một số góc quay 360 độ trong suốt quá trình điều trị.

cac-loai-lieu-phap-buc-xa-ung-thu-da-day

Với liệu pháp này, bức xạ có thể được đưa ra từ hầu hết mọi góc độ, cho phép các bác sĩ nhắm mục tiêu chặt chẽ hơn vào khối u, đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến các mô lành. Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh chùm tia bức xạ liên tục trong quá trình điều trị. Hình thức xạ trị ung thư dạ dày này được thực hiện 1 lần/ngày, khoảng 5 ngày/tuần và kéo dài trong vài tuần.

Xạ trị ung thư dạ dày được sử dụng khi nào?

Liệu pháp xạ trị ung thư dạ dày có thể được thực hiện điều trị theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.

  • Với người bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn trước, xạ trị có thể được dùng cùng với hoá trị trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u, khiến nó có thể loại bỏ dễ dàng hơn.
  • Sau phẫu thuật, xạ trị được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư có khả năng vẫn còn sót lại và những tế bào ung thư không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Cách này giúp trì hoãn sự phát triển của khối u và ngăn chặn sự tái phát của ung thư.
  • Trong trường hợp người bệnh không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật, xạ trị được sử dụng như một phương pháp điều trị độc lập giúp làm chậm lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời làm giảm bớt các triệu chứng bệnh (đau, rối loạn tiêu hoá, xuất huyết dạ dày), phòng ngừa ung thư quay trở lại và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của xạ trị ung thư dạ dày

Những tác dụng phụ của phương pháp xạ trị thường xảy ra sau vài ngày sau khi thực hiện điều trị. Chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn trong quá trình xạ trị và thường biến mất trong vài tuần sau khi liệu pháp này kết thúc. Dưới đây là một số tác hại thường gặp của xạ trị ung thư dạ dày:

  • Gặp các vấn đề về da như kích ứng, phồng rộp, mẩn đỏ hoặc bong tróc ở những vùng tiếp xúc với tia bức xạ.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.
  • Người bệnh có thể bị tiêu chảy sau khi thực hiện xạ trị ung thư dạ dày.
  • Khô miệng, chán ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng, đau cổ.
  • Xạ trị làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống.
  • Bức xạ cũng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận và dẫn đến các vấn đề về tổn thương tim, phổi hoặc gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác về sau.
  • Xạ trị ung thư dạ dày khi được kết hợp với hoá trị cũng có thể làm các tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để có các biện pháp khắc phục hoặc giảm lượng bức xạ.

tac-dung-phu-cua-tam-soat-ung-thu-da-day

Xạ trị ung thư dạ dày không thể giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn nhưng nó có khả năng kiểm soát các triệu chứng, ức chế sự phát triển, lây lan của tế bào ung thư và làm tăng tuổi thọ cho người bệnh. Đồng thời, bệnh nhân ung thư dạ dày nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, vận động phù hợp để tăng cường sức khỏe và làm giảm các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư dạ dày.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

84 − 78 =