2853 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Xét nghiệm ung thư buồng trứng là làm những gì?

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính xuất hiện ở một hoặc cả hai bên buồng trứng. Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh có khả năng được điều trị khỏi rất cao. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh rất khó để phát hiện trong giai đoạn sớm. Do đó việc tầm soát và xét nghiệm ung thư buồng trứng là rất cần thiết.

Tổng quát về ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là sự phát triển bất thường, không chịu sự kiểm soát của cơ thể của các tế bào ở buồng trứng. Đây là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của phụ nữ.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư buồng trứng:

  • Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh.
  • Bệnh nhân từng điều trị ung thư vú, đại tràng.
  • Độ tuổi: phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Điều trị liệu pháp hormone thay thế hoặc dùng thuốc kích thích phóng noãn.

ung-thu-buong-trung

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng giai đoạn sớm

  • Xuất hiện các cơn đau nhói kéo dài ở vùng bụng, chậu và thắt lưng.
  • Thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu cho dù chưa ăn uống gì.
  • Luôn cảm thấy nhanh no, chán ăn và ăn không ngon miệng.
  • Táo bón.
  • Đi tiểu nhiều bất thường (khoảng 3-4 lần/giờ), không kiềm chế được các cơn buồn tiểu.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược ngay cả khi không làm việc quá sức.
  • Sút cân nhanh chóng trong thời gian ngắn.
  • Âm đạo chảy máu bất thường kèm theo đau đớn, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi.
  • Đau vùng chậu khi quan hệ tình dục.

Các biểu hiện trên thường bị phụ nữ bỏ qua do nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, bệnh về đường tiết niệu, xương khớp, tiêu hoá,… Một số trường hợp phụ nữ được chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng trong khi không xuất hiện triệu chứng gì. Theo thống kê, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư buồng trứng phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm. Ở thời kỳ này, khả năng sống sót và chữa khỏi ung thư buồng trứng của bệnh nhân có thể lên tới 90%.

Xét nghiệm ung thư buồng trứng là làm những gì?

Tầm soát ung thư cách tốt nhất giúp bạn phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm để có hướng điều trị tốt nhất. Tầm soát ung thư là sự kết hợp của các kỹ thuật y khoa như: siêu âm, xét nghiệm máu tìm điểm CA-125, chụp cắt lớp vi tính, X-quang, MRI,… để xác định mức độ khối u, tình trạng xâm lấn của các tế bào ung thư.

Siêu âm

Đây là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện nếu bác sĩ có nghi ngờ về những vấn đề của buồng trứng. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để xem xét tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng để tìm ra khối u trong buồng trứng. Cách này giúp bác sĩ nhìn rõ hơn hình dạng của khối u và xem kích thước của nó như thế nào. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xác định được khối u đó lành tính hay là ung thư.

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Xét nghiệm máu tìm điểm CA-125

Đây là hình thức xét nghiệm máu để đo lượng protein. Phụ nữ mắc ung thư buồng trứng thường có nồng độ CA-125 cao và giảm xuống khi phương pháp điều trị mang lại hiệu quả.

xet-nghiem-mau-tim-diem-CA125

Theo các bác sĩ, cách này không mang lại kết quả tốt như tầm soát ung thư buồng trứng bởi nồng độ CA-125 cao có thể được gây ra bởi các bệnh phụ khoa khác như viêm vùng chậu và nội mạc tử cung.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Các CT scan là một thử nghiệm X-quang làm rõ các chi tiết, hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Xét nghiệm có thể giúp biết ung thư buồng trứng có di căn đến các cơ quan khác hay không.

Chụp CT không cho thấy rõ các khối u buồng trứng nhỏ mà giúp thấy các khối u lớn hơn, từ đó biết được khối u có phát triển thành các cấu trúc lân cận hay không. Chụp CT cũng có thể tìm thấy các hạch bạch huyết mở rộng, dấu hiệu của ung thư di căn đến gan hoặc các cơ quan khác hoặc dấu hiệu cho thấy khối u buồng trứng đang ảnh hưởng đến thận, bàng quang của bệnh nhân.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI thường được sử dụng nhiều để kiểm tra não, tuỷ sống – nơi mà khối u ung thư có thể di căn và ít khi được dùng trong việc tìm ung thư buồng trứng. MRI không sử dụng tia X mà quét bằng nam châm mạnh để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang bên trong cơ thể. Để có thể xem hình ảnh này một cách rõ ràng nhất, bệnh nhân có thể được tiêm thêm chất cản quang gadolinium.

Chụp X quang ngực

Phương pháp này thường được sử dụng để kiểm tra xem các tế bào ung thư buồng trứng có xâm lấn đến phổi hay không. Các khối u di căn có thể gây ra một hoặc nhiều khối u trong phổi, gây ra sự tích tụ của các chất lỏng quanh phổi (dịch tràn màng phổi). Chất lỏng này có thể nhìn thấy được khi thực hiện chụp cắt lớp hoặc chụp X-quang phổi.

Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)

Đối với chụp PET, glucose (đường) phóng xạ được đưa ra để tìm ung thư. Hình ảnh từ chụp PET không chi tiết như chụp CT hoặc MRI, nhưng nó cung cấp thông tin hữu ích về việc các khu vực bất thường trên các xét nghiệm khác có khả năng là ung thư hay không. Bởi tùy vào tốc độ phát triển của mà mỗi một tế bào trên cơ thể hấp thụ một lượng đường khác nhau. Các tế bào ung thư phát triển nhanh có khả năng hấp thụ lượng đường lớn hơn các tế bào bình thường khác.

Chup-cat-lop-phat-xa-Positron

Khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm PET xác định xem tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Chụp PET có thể giúp tìm tế bào ung thư khi đã lan rộng hoặc di căn nhưng chưa rõ tại đâu.

Sinh thiết

Cách duy nhất để xác định chắc chắn một khối u có phải là ung thư hay không là cắt bỏ một phần của nó và tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Thủ tục này được gọi là sinh thiết Đối với ung thư buồng trứng, sinh thiết thường được thực hiện bằng cách cắt bỏ khối u trong khi phẫu thuật. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư buồng trứng, bệnh nhân có thể được sinh thiết trong quá trình nội soi ổ bụng hoặc đặt kim trực tiếp vào khối u qua da bụng thông qua quá trình chụp CT.

Có cách nào để phòng ngừa ung thư buồng trứng không?

Những dấu hiệu của ung thư buồng trứng thường không xuất hiện rõ ràng và có thể khiến người bệnh chủ quan. Có nhiều trường hợp khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, khó chữa trị thì bệnh nhân mới tới viện khám bởi lúc này các biểu hiện bệnh mới xuất hiện rõ ràng. Chính vì vậy mà việc thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là giải pháp tốt nhất giúp phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng ngừa.

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

phong-ngua-ung-thu-buong-trung

Bên cạnh đó, bạn có thể phòng ngừa bệnh từ sớm bằng cách duy trì những thói quen sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin, caroten từ rau củ, trái cây tươi.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể.
  • Hạn chế thực phẩm chiên rán, thực phẩm sử dụng hormone tăng trưởng, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn,…
  • Kéo dài thời gian cho con bú.
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể thao ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc chứa hormone.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Ung thư buồng trứng là bệnh có diễn tiến âm thầm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vì vậy mà bạn nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra, xét nghiệm ung thư buồng trứng để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, rút ngăn thời gian và mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 86 = 88