2582 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Dấu hiệu ung thư đại tràng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ung thư đại tràng là căn bệnh ác tính thường gặp về đường tiêu hoá. Dấu hiệu ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường khó nhận biết và người bệnh thường được chẩn đoán khi bệnh ở giai đoạn nặng. Biết được các triệu chứng sẽ giúp người bệnh có biện pháp phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả.

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng là bệnh bắt đầu khi các tế bào đại tràng hoạt động bất thường, không chết đi theo chu trình tự nhiên mà tích tụ lại và hình thành nên khối u ác tính (ung thư). Theo thời gian, khối u này sẽ phát triển ra khỏi thành đại tràng, đi theo hệ thống hạch bạch huyết để đến các cơ quan khác trên cơ thể (ung thư di căn).

Nguyên nhân ung thư đại tràng thường liên quan đến chế độ ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh, khoa học; tình trạng thừa cân, béo phì và tiền sử mắc các bệnh về đại trực tràng, polyp đại tràng,… Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như tuổi tác hay di truyền cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh ở một người.

Nhận biết dấu hiệu ung thư đại tràng như thế nào?

Thông thường, ung thư đại tràng không gây ra các triệu chứng bệnh cụ thể khi ở giai đoạn sớm mà chỉ xảy ra khi bệnh tiến triển vào các giai đoạn sau. Bên cạnh đó, một vài dấu hiệu ung thư đại tràng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như nhiễm trùng đường ruột, hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ hoặc bệnh viêm ruột gây ra.

dau-hieu-ung-thu-dai-trang

Các triệu chứng ung thư đại tràng thường gặp có thể kể đến như sau:

  • Thói quen đi đại tiện bị thay đổi, lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón thất thường.
  • Dấu hiệu ung thư đại tràng phổ biến nhất là phân thay đổi hình dạng, kích thước: nhỏ, hẹp và dài hơn.
  • Luôn có cảm giác cần phải đi đại tiện ngay hoặc không thể đi đại tiện hoàn toàn.
  • Phân sẫm màu hơn bình thường, có dính máu hoặc lẫn với chất nhầy.
  • Đau bụng, đau vùng chậu kéo dài hoặc bị chuột rút vùng bụng.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược là dấu hiệu ung thư đại tràng thường gặp.
  • Cân nặng giảm nhanh chóng trong vòng 6 tháng mà không xác định được nguyên nhân.
  • Thay đổi nhu động ruột, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.

Ung thư đại tràng khi phát triển có thể gây chảy máu trực tràng, đại tràng vào đường tiêu hoá. Từ đó gây ra hiện tượng đi ngoài phân dính máu hoặc phân có màu sẫm hơn bình thường. Theo thời gian, lượng máu mất đi này có thể tích tụ lại khiến số lượng hồng cầu trong cơ thể giảm và gây ra tình trạng thiếu máu.

Bên cạnh đó, khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn, chúng có thể gây ra các dấu hiệu ung thư đại tràng khác nhau tùy thuộc vào vị trí mà chúng lan tới như: vàng da/vàng mắt, gan to, cổ trướng nếu ung thư đại tràng di căn gan. Ung thư đại tràng di căn phổi có thể gây ra các hiện tượng như khó thở, đau tức ngực, tràn dịch màng phổi. Di căn hạch có thể gây ra hiện tượng sưng hạch bạch huyết khu vực, khó nuốt,…

Cách phòng ngừa ung thư đại tràng

Tầm soát ung thư đại tràng

Tầm soát là các xét nghiệm tìm ung thư trước khi các dấu hiệu ung thư đại tràng xuất hiện và phát triển. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng trước 50 tuổi. Đối với người có nguy mắc bệnh cao như gia đình có người mắc ung thư đại tràng, tiền sử bị polyp đại tràng, trên 50 tuổi,… nên thực hiện tầm soát ung thư sớm hơn (trước 45 tuổi).

noi-soi-tam-soat-ung-thu-dai-trang

Có rất nhiều xét nghiệm ung thư đại tràng khác nhau có thể được thực hiện. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi quyết định xem đâu là xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng phù hợp với người bệnh.

Chế độ ăn uống nhiều loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt

Trong các loại trái cây tươi, rau củ nhiều màu sắc và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, hạt kê, quinoa, lúa mạch,…) chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất thiết yếu khác giúp ngăn ngừa và làm giảm các dấu hiệu ung thư đại tràng và trực tràng hiệu quả.

Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu (nên ăn 2-3 lần/tuần). Đồng thời cần tránh ăn các loại thịt chế biến sẵn, đồ nướng dưới nhiệt độ cao, thức ăn sẵn chứa các chất bảo quản làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Hạn chế rượu, bia

Theo các nghiên cứu, sử dụng rượu bia trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Do đó, bạn nên uống bia, rượu ở mức độ vừa phải, không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và phụ nữ là không quá 1 ly mỗi ngày.

Tránh xa thuốc lá

Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư đại tràng và trực tràng hơn những người không hút thuốc lên tới 75%. Bởi trong thuốc lá chứa nicotine, carbon monoxide làm giảm lượng oxy trong máu, gây nghiện cao, làm tăng huyết áp và gia tăng khả năng mắc nhiều loại ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư thận, ung thư đại trực tràng,…

Tập thể dục thường xuyên

Theo các bác sĩ, bạn nên cố gắng tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần và mỗi ngày khoảng 30 phút. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường sức khoẻ và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

tap-the-duc-giup-ngan-ngua-ung-thu-dai-trang

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do ung thư đại tràng gây ra. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Nếu cần giảm cân, hãy đặt mục tiêu cụ thể bằng cách tăng lượng bài tập thể dục và giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng hiệu quả hơn.

Các dấu hiệu ung thư đại tràng ở giai đoạn đầu rất khó để nhận ra trong giai đoạn đầu. Do đó, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 89 = 92